Xu hướng tất yếu của việc sử dụng một tổng đài VoIP trong doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết. Những lợi ích của hệ thống IP Telephone ngày càng tăng dần và đã vượt qua khá xa những tiện ích cũng như hiệu quả công việc của hệ thống Telephony thông thường mang lại.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang dùng tổng đài Analog truyền thống thông thường cũng không phải là ít, chính vì lý do đó, chúng tôi đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp tổng đài Analog/Digital của mình sang tổng đài IP PBX, tận dụng những tiện ích tối ưu nhất có thể có mà không làm mất đi chi phí đầu tư ban đầu, cũng như những thói quen chưa thay đổi của việc dùng hệ thống tổng đài cũ.
Các tổng đài Analog/Digital các doanh nghiệp đang sử dụng trên thị trường là rất đa dạng, việc chuyển đổi và bắt tay tương thích cho từng hệ thống là không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, có một vài giải pháp mang tính phổ quát và có thể thích nghi với nhiều hệ thống tổng đài Avaya, Cisco, Unify (Siemens), Alcatel-Lucent, Panasonic, LG-Ericsson, Nec, Nortel, Adsun,… bản thân cũng cho phép hỗ trợ thêm kết nối đa chi nhánh, đa tổng đài IP PBX và tương thích với hệ thống IP Telephone khác.
Có nhiều phương pháp để triển khai việc nâng cao, chúng tôi đề xuất 04 giải pháp chủ yếu cho giải pháp nâng cấp tổng đài Analog/Digital của doanh nghiệp để chuyển sang tổng đài IP PBX tương thích với hệ thống IP Telephone khác :
Giải pháp 1: Tận dụng tổng đài PABX Analog/Digital của doanh nghiệp làm tổng đài chính
Giải pháp này sử dụng Tổng đài PAB làm giao tiếp trực tiếp với các Nhà cung cấp dịch vụ PSTN theo giao thức E1/T1/J1, Bri, hay PSTN/ISDN và kết nối đến hệ thống các phone Analog cũ, một vài line nhánh kết nối đến thiết bị Voice Gateway FXO để chuyển sang giao thức SIP (dạng thoại truyền trên hạ tầng IP) để bắt tay đến hệ thống IP Telephone khác. Mô hình cũng cho phép kết nối đa chi nhánh theo phía cổng thiết bị Voice Gateway. Tham khảo thêm các giải pháp kết nối đa chi nhánh.
Giải pháp 2: Tận dụng tổng đài PABX Analog/Digital của doanh nghiệp làm tổng đài nhánh
Mô hình này theo phương pháp sử dụng một tổng đài IP PBX làm tổng đài chính. Tổng đài IP PBX này có thể là:
- Một tổng đài IP PBX đóng gói dạng thiết bị cứng như các tổng đài Siemens Hipath 3000/4000,..
- Các tổng đài dạng SoftSwitch như Asterisk, Xorcom, Grandstream , …đóng gói trong một PC Server.
- Các thiết bị Voice Gateway với số lượng CO line từ 4 ->24 Port FXO như AudioCodes MP11x, MP124, Mediant 1000 MSBG,…làm tổng đài IP PBX thu nhỏ.
Các tổng đài IP PBX này sẽ bắt tay với nhà cung cấp dịch vụ PSTN và kết nối vào hệ thống hạ tầng mạng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các IP Phone, Softphone (phần mềm cài trên máy tính PC giả lập như một IP Phone và kết hợp Headset, loa + micro), và tận dụng lại hệ thống tổng đài Analog qua thiết bị Voice Gateway FXS. Có thể tận dụng thêm các Analog Phone khi dùng thiết bị Voice Gateway FXS kết nối từ Lan/Wan ra các Analog Phone.
Giải pháp 3: Sử dụng các dịch vụ VoIP thuê ngoài của các nhà cung cấp dịch vụ VoIP
Sử dụng giải pháp của Nhà cung cấp Dịch vụ ADSL. Sử dụng thiết bị Adapter VoIP gateway, tận dụng kết nối đường truyền Internet và chuyển đổi sang thoại Analog. Phương pháp này trả chi phí theo 02 gói Internet và Thoại với chi phí cước dịch vụ đường dài quốc tế rẻ hơn hệ thống PSTN gọi quốc tế.
Tuy nhiên, cấu hình kết nối vào tổng đài PABX sẳn có của doanh nghiệp khá phức tạp và chỉ một vài loại tổng đài PABX tương thích với thiết bị Adapter Voice Gateway này và tuy thuộc Nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, luôn yêu cầu thông tin về mức độ tương thích trước khi chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Việc kết nối đa chi nhánh phụ thuộc vào cùng hệ thống của cùng nhà cung cấp. Hiện tại, việc bắt tay giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thoại qua IP còn nhiều hạn chế, do đó việc triển khai kết nối đa chi nhánh phải do chính Nhà cung cấp dịch vụ ADSL đồng cung cấp cho đa chi nhánh. Đây cũng là ưu điểm và khuyết điểm: ưu điểm với sự đồng bộ cao, bảo trì dễ dàng, và thống nhất, chi phí triển khai tương đối thấp. Tuy nhiên với khuyến điểm là mức độ đầu tư phụ thuộc cao, chưa thể tách biệt độc lập và kết nối với hệ thống IP telephone khác còn gặp khó khăn.
Giải pháp 4: Sử dụng các dịch vụ ngoài theo mô hình của hệ thống IP Centrex (thuê tổng đài IP PBX ngoài )
Dịch vụ này đang triển khai khá rầm rộ và phổ biến, cụ thể như dịch vụ của Skype, Internet VoIP card, … Hiện tại đã khắc phục được một số hạn chế là không nhất thiết phải dùng máy tính PC để cài đặt phần mềm softphone.
Hệ thống kết nối này giống như Giải pháp 2 và giải pháp 3, tuy nhiên hệ thống IP Telephone sử dụng thuê ngoài theo đường truyền Internet, leased line,..sử dụng các cổng Voice Gateway kết nối với các IP Centrex qua mạng Wan để tận dụng các thiết bị tổng đài Analog/Digital hiện hữu. Ngoài ra, cũng cho phép các kết nối trực tiếp đến các dịch vụ VoIP từ các nhà cung cấp dịch vụ đến các IP Phone, softphone, handheld, các thiết bị smartphone,…
Tuy nhiên hệ thống này cũng cần 01 thiết bị Voice Gateway làm cầu nối giữa hệ thống tổng đài Analog và hệ thống mạng IP Telephone. Và về mặt nguyên tắc, khi sử dụng nâng cấp một tổng đài Analog truyền thông luôn cần một thiết bị chuyển đổi Voice Gateway (chuyển tín hiệu thoại Analog sang IP theo giao thức SIP).
Trong các thiết bị Voice Gateway, nổi bật nhất vẫn là thiết bị Voice Gateway của AudioCodes tương thích với rất nhiều loại hệ thống tổng đài PABX kể cả tổng đài IP PBX, từ Avaya, Cisco, Siemens, Alcatel-Lucent, Panasonic, LG-Ericsson, Nec, Nortel, Adsun,… cho đến các dạng tổng đài Softswitch theo mã nguồn mở Asterisk đóng gói. Và chúng luôn kèm chức năng hoạt động dự phòng (SAS) cho các trường hợp hệ thống mạng bị gián đoạn nhưng vẫn đảm bảo thông thoại luôn thông suốt và được duy trì.
Ngoài ra, việc hỗ trợ kết nối đa chi nhánh cũng dễ dàng triển khai khi có thêm hệ thống tổng đài mới, cũng như kết nối với các hệ thống IP Centrex khác.